Trẻ em được khuyến nghị nghịch bẩn để khám phá mọi thứ trong cuộc sống
Trong các trường mẫu giáo luôn có một bãi cát cùng rất nhiều đồ chơi như xô, chậu, xẻng để các bé có thể thoải mái đùa nghịch. Giáo viên là người chủ động cho phép các em ngồi bệt trên đất và nghịch cát cùng.
Có thể điều này sẽ khiến các bố mẹ Việt kinh ngạc vì ai cho con đi học cũng muốn con được sạch sẽ do sợ nhiễm khuẩn. Nhưng với người Nhật chuyện này là bình thường vì giáo dục mầm non tại đây nhấn mạnh vào hạnh phúc nội tại của đứa trẻ, khuyến khích các em được tự do khám phá thế giới xung quanh.
Trẻ được dạy cách đối mặt với khó khăn
Có một chương trình thực tế mang tên Hajimete no Otsukai (Lần đi công chuyện đầu tiên) nổi tiếng hơn 30 năm qua tại Nhật dành cho trẻ từ 2-7 tuổi, nhiệm vụ của các bé là đi ra ngoài một mình và thực hiện các yêu cầu của bố mẹ giao cho.
Do vậy, trên các xe bus, tàu điện hoặc các phương tiện công cộng ở Nhật bạn có thể thường xuyên bắt gặp những em bé từ 5-6 tuổi mang theo túi đi học. Đây là một chuyện rất phổ biến ở Nhật.
Trẻ em tự xách túi đến trường
Bố mẹ ở Nhật vẫn đi đón con mỗi khi tan học. Tuy nhiên, họ không xách balo hộ con mà để cho bé tự làm. Cha mẹ Nhật Bản không cảm thấy con cái họ cần sự giúp đỡ, mà dạy con biết “tự làm việc của mình”.
Rèn luyện để quen với giá lạnh
Ở Nhật, dù thời tiết có giá lạnh cỡ nào, trẻ em thường không mặc quần dài. Các bé thường mặc quần short dù trời hôm đó có tuyết. Theo triết lý giáo dục của Nhật, rèn luyện cho trẻ quen với giá lạnh không chỉ giúp trẻ tăng cường sức đề kháng mà còn nuôi dưỡng sự kiên trì, dũng cảm cho trẻ.
Học sinh phải tự phụ trách vệ sinh trường học
Môi trường học đường ở Nhật Bản rất sạch sẽ nhưng hầu hết các trường học không thuê nhân viên dọn dẹp mà để cho học sinh tự làm, kể cả dọn dẹp nhà vệ sinh.
Cách giáo dục như vậy vừa khiến cho trẻ em học được cách tôn trọng thành quả lao động của mình, mặt khác giúp trẻ rèn luyện tinh thần làm việc và chịu khổ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *